Đón nhận Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Phần 1

Doanh thu phòng vé

Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Phần 1 đã thu về 24 triệu đô la Mỹ chỉ sau nửa đêm công chiếu, đánh bại kỷ lục doanh thu phòng vé nửa đêm của loạt phim trước đó thuộc về Harry Potter và Hoàng tử lai với doanh thu 22,2 triệu đô la Mỹ.[61] Phim còn thiết lập doanh thu nửa đêm cao thứ ba mọi thời đại, chỉ xếp sau The Twilight Saga: Nhật thựcThe Twilight Saga: Trăng non với doanh thu lần lượt là 30 triệu đô la và 26,3 triệu đô la Mỹ.[62] Bộ phim còn phá vỡ kỷ lục doanh thu nửa đêm định dạng IMAX 1 triệu đô la trước đó của Nhật thực khi thu về tổng cộng 1,4 triệu đô la Mỹ từ các phòng vé.[63] Tất cả những kỷ lục trên sau này đều bị phần tiếp theo của bộ phim Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Phần 2 vượt qua năm 2011.[64]

Ở khu vực Bắc Mỹ, bộ phim thu về 61,7 triệu đô la Mỹ ngay trong ngày đầu ra mắt, trở thành phim có doanh thu trong một ngày cao thứ sáu ở thời điểm đó.[65] Nó cũng trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất trong ngày ra mắt của loạt phim Harry Potter, kỷ lục trước đó thuộc về Hoàng tử lai với 58,2 triệu đô la Mỹ,[66] trước khi bị Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Phần 2 phá vỡ với doanh thu 92,1 triệu đô la Mỹ.[67] Bộ phim thu về tổng cộng 125 triệu đô la sau tuần đầu tiên công chiếu, đánh dấu một thành công thương mại lớn nhất mà trước đây Harry Potter và Chiếc cốc lửa[68] từng sở hữu và sau này đứng đầu là phần tiếp theo Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Phần 2. Phần 1 cũng trở thành bộ phim ăn khách thứ hai trong tháng 11 chỉ sau The Twilight Saga: Trăng non với 142,8 triệu đô la,[69] bộ phim đứng thứ chín trong danh sách phim có doanh thu tuần mở đầu cao nhất mọi thời đại ở khu vực Bắc Mỹ.[70] Phần 1 còn là phim có doanh thu tuần mở đầu cao thứ hai năm 2010 tại Hoa KỳCanada sau Người Sắt 2 với 128,1 triệu đô la.[71][72] Bộ phim đứng đầu doanh thu tại các phòng vé trong hai tuần, trong đó thu về 75 triệu đô la trong 5 ngày cuối tuần Lễ Tạ ơn, nâng tổng mức doanh thu của bộ phim tới con số 219,1 triệu đô la Mỹ.[73]

Bên ngoài khu vực Bắc Mỹ, bộ phim thu về ước tính khoảng 205 triệu đô la Mỹ trong tuần đầu công chiếu, cao thứ sáu mọi thời đại và là mức doanh thu phát hành cao nhất năm 2010. Phim chỉ xếp thứ hai về mức doanh thu trong loạt phim Harry Potter chỉ sau phần Hoàng tử lai.[74] Trên toàn cầu, Phần 1 thu về 30 triệu đô la Mỹ sau tuần dầu công chiếu, đứng thứ bảy trên bảng xếp hạng các phim ăn khách nhất mọi thời đại.[75]

Tại Anh, IrelandMalta, bộ phim lần lượt xô đổ các kỷ lục doanh thu phòng vé vào thứ Sáu (5,9 triệu bảng), thứ Bảy (6,6 triệu bảng) và Chủ Nhật (5,7 triệu bảng). Ngoài ra bộ phim còn thiết lập doanh thu cao nhất trong một ngày (6,6 triệu bảng), doanh thu ba ngày mở màn cao nhất (18.319.721 bảng) mà kỷ lục trước đó thuộc về Định mức khuây khỏa với doanh thu 15,4 triệu bảng.[76] Tình đến ngày 13 tháng 2 năm 2011, Phần 1 đã thu về tổng cộng 52.404.464 bảng (80.020.929 đô la Mỹ),[77] trở thành phim có doanh thu nội địa cao thứ hai chỉ sau Câu chuyện đồ chơi 3 (73.405.113 bảng).[77] Do sự ăn khách lớn của phim tại Đức, Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Phần 1 mới có thể trở lại vị trí thứ chín trên bảng xếp hạng Media Control Charts với 28.000 người xem vào tháng 7 năm 2011.[78] Đây cũng là bộ phim có doanh thu ăn khách nhất ở các quốc gia: Indonesia (6.149.448 đô la), Singapore (4.546.240 đô la), BỉLuxembourg (8.944.329 đô la), PhápMaghreb (52.104.397 đô la), Đức (61.403.098 đô la), Hà Lan (13.790.585 đô la), Na Uy (7.144.020 đô la), Thụy Điển (11,209.387 đô la) và Úc (41.350.865 đô la) trong năm 2010.[79] Với tổng doanh thu ở các quốc gia trên, bộ phim đã vượt qua phần Hòn đá Phù thủy để trở thành phim có doanh thu nước ngoài cao nhất trong loạt phim Harry Potter.[80]

Ngày 7 tháng 4 năm 2011, Phần 1 kết thúc đợt công chiếu với 295.983.305 đô la tại Hoa Kỳ và Canada, đưa nó trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ năm tại các khu vực này.[81] Với việc thu về 664,3 triệu đô la Mỹ phòng vé từ các quốc gia khác, tổng mức doanh thu của bộ phim đã đạt tới con số 960.283.305 đô la Mỹ,[82] khiến nó trở thành bộ phim có doanh thu phòng vé toàn cầu cao thứ ba trong năm 2010 chỉ sau Câu chuyện đồ chơi 3Alice ở xứ sở thần tiên.[83] Phần 1 cũng đạt mức doanh thu toàn cầu cao thứ 27 mọi thời đại và là phim có doanh thu toàn cầu cao thứ ba trong loạt phim Harry Potter sau các phần Bảo bối Tử thần – Phần 2 và Hòn đá Phù thủy.[84]

Đánh giá chuyên môn

Bảo bối Tử thần – Phần 1 đã nhận được nhiều phản hồi tích cực. Trang web phê bình nổi tiếng Rotten Tomatoes, phim nhận được 77% lượng đồng thuận trong 283 đánh giá, số điểm trung bình phim đạt được là 7,13/10. Trang web cho thấy sự đồng thuận với bộ phim "Tuy chỉ mang đến cảm giác của một khúc dạo đầu, thế nhưng Bảo bối Tử thần – Phần 1 vẫn là một bộ phim áp chót vừa có những cảnh quay đẹp vừa có cảm xúc kịch tính, hấp dẫn làm thỏa mãn tất cả những người yêu loạt phim Harry Potter".[1] Trên trang Metacritic, phim nhận số điểm 65/100 dựa trên 42 người đánh giá.[2] Ngoài ra bộ phim còn ghi được 87/100 điểm từ các nhà phê bình chuyên nghiệp của Hiệp hội Phê bình Phim Phát sóng.

Tờ Daily Telegraph đã đưa ra những nhận định tích cực về bộ phim "Hầu hết các cảnh hàng động mãn nhãn trong phim chủ yếu được thúc đẩy bởi một loạt những hiệu ứng kỹ xảo đặc biệt ấn tượng". Trang này còn nhấn mạnh thêm "Chỉ có đôi chút thất vọng rằng theo guồng quay nhịp nhàng của loạt phim thì chúng ta sẽ phải chờ đến năm sau để được thưởng thức phần còn lại của phim".[85] Robert Ebert đã chấm phim ba trên bốn sao, đồng thời ca ngợi các diễn viên và gọi phim là "một bộ phim đẹp và đôi lúc là rùng rợn... hoàn toàn khó hiểu cho những ai mới đến xem loạt phim này lần đầu tiên".[86] Scott Bowles của tờ USA Today gọi phim là "vừa đầy tính đe dọa lại vừa hơi trầm tư, Bảo bối Tử thần nhiều khả năng sẽ là bộ phim ăn khách nhất trong loạt phim tám phần, mặc dù khán giả nếu không nắm được diễn biến chương trước sẽ hoàn toàn mất phương hướng".[87] Trong khi đó Lisa Schwarzbaum của tạp chí Entertainment Weekly tương tự cũng đưa ra những lời ngợi khen phim là "tác phẩm điện ảnh đáng xem nhất".[88] Theo một đánh giá của Orlando Sentinel, Roger Moore tuyên bố Phần 1 "vừa hài hước lại vừa cảm động, đó là bộ phim hay nhất trong loạt phim, một Đế chế phản công cho các phù thủy và thế giới của riêng họ. Còn những ảnh hưởng? Chúng rất đặc biệt đến nỗi bạn sẽ chẳng để ý đến chúng". Khác với những lời khen ngợi cho bộ phim, Ramin Setoodeh của tờ Newsweek lại đưa ra một đánh giá tiêu cực khi nhận định rằng "Họ chọn một trong những bộ truyện kỳ diệu nhất trong kho tàng văn học viễn tưởng đương đại rồi hút hết phép màu ra khỏi nó... Trong khi những cuốn truyện của Rowling luôn sáng tạo không ngừng thì kịch bản của Potter trên phim sẽ chỉ đem đến sự đau đầu cho bạn mà thôi".[89] Lou Lumenick của tờ New York Post lại cảm nhận bộ phim có "nhiều cảnh quay đẹp nhưng mặt các nhân vật thì vô hồn như người máy" và cho rằng bộ phim "không để lại dư âm gì, không giải quyết vấn đề gì và cũng không mấy hài hước".[90]

Giải thưởng

Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Phần 1 đã nhận được hai đề cử cho Thiết kế sản xuất xuất sắc nhấtHiệu ứng hình ảnh đẹp nhất tại giải Oscar lần thứ 83. Đây là lần thứ hai mới có một phần trong loạt phim Harry Potter vinh dự nhận được đề cử Oscar cho Hiệu ứng Hình ảnh đẹp nhất (bộ phim đầu tiên được đề cử là Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban). Bộ phim còn nhận được cả một danh sách tám hạng mục giải thưởng khác nhau bao gồm những hạng mục chính: Quay phim xuất sắc nhất, Thiết kế hiện trường xuất sắc nhất và Nhạc nền phim hay nhất tạo giải BAFTA lần thứ 64, và cuối cùng là hai đề cử cho Hiệu ứng hình ảnh đẹp nhất và Hóa trang đẹp nhất.[91]

Danh sách giải thưởng và đề cử
Giải thưởngHạng mụcKết quảNgười nhận giảiNguồn
Giải Oscar lần thứ 83Thiết kế hiện trường xuất sắc nhấtĐề cửStuart Craig
Stephenie McMillan
[92]
Hiệu ứng hình ảnh đẹp nhấtĐề cửTim Burke
John Richardson
Christian Manz
Nicolas Aithadi
Giải BAFTA lần thứ 64Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhấtĐề cử
Thiết kế phục trang xuất sắc nhấtĐề cửAmanda Knight
Lisa Tomblin
Giải BAFTA BritanniaĐạo diễn nghệ thuật xuất sắc nhấtĐoạt giảiDavid Yates (cho các phần Harry Potter từ 5–8)[93]
Giải Sao Thổ lần thứ 37Phim giả tưởng hay nhấtĐề cử[94]
Đạo diễn xuất sắc nhấtĐề cửDavid Yates
Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhấtĐề cửTim Burke
John Richardson
Nicolas Ait'Hadi
Christian Manz
Hóa trang đẹp nhấtĐề cửMark Coulier
Nick Dudman
Amanda Knight
Phục trang đẹp nhấtĐề cửJany Temime
Giải Hugo 2011Trình diễn kịch sân khấu xuất sắc nhất (hình thái dài)Đề cửDavid Yates, Steve Kloves[95]
Giải Điện ảnh của MTV 2011Phim Điện ảnh hay nhấtĐề cử[96]
Nam chính xuất sắc nhấtĐề cửDaniel Radcliffe
Nữ chính xuất sắc nhấtĐề cửEmma Watson
Phản diện hay nhấtĐoạt giảiTom Felton
Nụ hôn đẹp nhấtĐề cửDaniel RadcliffeEmma Watson
Cảnh hành động hay nhấtĐề cửDaniel Radcliffe, Emma WatsonRupert Grint
Giải Satellite 2010Quay phim xuất sắc nhấtĐề cửEduardo Serra[97]
Nhạc nền hay nhấtĐề cửAlexandre Desplat
Giải thưởng Hiệp hội Phê bình phim Washington D.C.Đạo diễn Nghệ thuật xuất sắc nhấtĐề cửStuart Craig[98]
Giải Art Directors Guild 2010Chỉ đạo nghệ thuật phim viễn tưởng xuất sắc nhấtĐề cử[99]
Giải Cuộn chỉ Vàng 2011Biên tập âm thanh: Nhạc phim xuất sắc nhấtĐề cửGerard McCann
Peter Clarke
Stuart Morton
Allan Jenkins
Kirsty Whalley
Rob Houston
[100]
Biên tập âm thanh: Phim đối thoại và ADR xuất sắc nhấtĐề cửJames Harley Mather
Bjorn Ole Schroeder
Dan Laurie
Jon Olive
[101]
Giải Hiệp hội phê bình phim Houston 2010Quay phim xuất sắc nhấtĐề cửEduardo Serra[102]
Giải Hiệp hội phê bình phim San Diego 2010Quay phim xuất sắc nhấtĐề cử[103]
Nhà thiết kế sản xuất xuất sắc nhấtĐề cửStuart Craig
Giải Hiệp hội Phê bình phim Phoenix 2010Quay phim xuất sắc nhấtĐề cửEduardo Serra
Hiệu ứng kỹ xảo đẹp nhấtĐề cử
Giải Hiệp hội Hiệu ứng Kỹ xảo 2011Hiệu ứng Kỹ xảo cho phim truyện đẹp nhấtĐề cửTim Burke
Emma Norton
John Richardson
Nhân vật hoạt hình thiết kế sống động nhất
(Dobby)
Đoạt giảiMathieu Vig
Ben Lambert
Laurie Brugger
Marine Poirson
Nhân vật hoạt hình thiết kế sống động nhất
(Kreacher)
Đề cử
Giải Hiệp hội phê bình Phim phát sóng lần thứ 16Hiệu ứng hình ảnh đẹp nhấtĐề cử
Hóa trang đẹp nhấtĐề cử
Giải Hiệp hội phê bình phim St. Louis Gateway 2010Hiệu ứng hình ảnh đẹp nhấtĐề cử[104]
Điểm nhấn đặc biệt (Cảnh dùng thần chú)Đề cử
Hiệp hội phê bình phim Las VegasHiệu ứng hình ảnh đẹp nhấtĐề cử[105]
Hiệp hội Phê bình nhạc phim Quốc tếNhạc nền phim hay nhất cho thể loại phiêu lưu/Khoa học viễn tưởng/Kinh dịĐề cửAlexandre Desplat[106]
Giải Sự lựa chọn của Trẻ em 2011Phim yêu thích nhấtĐề cử[107]
Nữ diễn viên chính yêu thích nhấtĐề cửEmma Watson
Giải Empire 2011Nữ diễn viên chính yêu thích nhấtĐề cử
Phim thể loại phiêu lưu/khoa học viễn tưởng hay nhấtĐoạt giải
Giải Phim quốc gia 2011Phim viễn tưởng phiêu lưu hay nhấtĐoạt giải[108]
Diễn xuất của nămĐề cửDaniel Radcliffe
Đề cửEmma Watson
Đề cửRupert Grint
Giải Sự lựa chọn của Giới trẻ 2011Phim khoa học viễn tưởng/phiêu lưu yêu thích nhấtĐoạt giải[109]
Nam chính phim khoa học viễn tưởng/phiêu lưu yêu thích nhấtĐề cửDaniel Radcliffe
Nữ chính phim khoa học viễn tưởng/phiêu lưu yêu thích nhấtĐoạt giảiEmma Watson
Phản diện yêu thích nhấtĐoạt giảiTom Felton
Bình chọn nụ hôn trong phim yêu thích nhấtĐoạt giảiDaniel RadcliffeEmma Watson
Giải thưởng Điện ảnh Viện Hàn lâm Anh quốc của Trẻ em 2011 (BAFTA)Phim yêu thích nhấtĐề cử[110]
Bình chọn của Trẻ em BAFTA (Thể loại phim)Đề cử

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Phần 1 http://www.fashionist.ca/2010/10/did-harry-potter-... http://giaitri.6giosang.com/phim/harry-potter-7-sa... http://www.amazon.com/dp/B001UV4XHY http://www.awardsdaily.com/2010/12/fincher-the-soc... http://www.awardsdaily.com/2010/12/san-diego-criti... http://www.awardsdaily.com/2010/12/st-louis-film-c... http://www.awardsdaily.com/2010/12/the-houston-are... http://www.awardsdaily.com/2010/12/the-las-vegas-f... http://www.awardsdaily.com/2011/01/art-directors-g... http://boxofficemojo.com/alltime/days/?page=open&p...